Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Nói linh tinh

Hỏi người bán hàng là tỏi này là tỏi gì thì thấy nín thinh không nói. Ta hỏi chơi vậy thôi chớ nhìn là biết tỏi China rồi mà, chẳng qua để khẳng định lại là mình có nhìn lầm không thôi. Ba cái hàng China với VN hay xứ khác nhìn 1, 2 lần là phân biệt được liền hà, chẳng qua ta không care thôi. Hàng VN cũng cà chớn đâu có thua hàng China, có khi còn cà chớn hơn. Dân China gần tỷ rưỡi người ăn cái gì để sống, ăn đồ bậy bạ như vậy tụi nó chết sạch hết rồi chớ còn đâu mà sinh đẻ lắm vậy. Lớp 6, lớp 7  đã có thể đi chợ rồi mà, không nhanh tay lẹ mắt thì ra chợ người ta hốt xác từ khuya rồi. Cho nên nhìn hàng thì có thể biết được phần nào cái gì rồi, chẳng qua đôi lúc mắt để trên trán hay đầu mắc suy nghĩ cái gì đó nên lỡ tay bốc đại mà không thấy, hic. Nói chuyện này, nhớ chuyện kia. Người kia mua vải nói cái này hàng lai nơn mặt mát, ta đồng ý, ờ mấy cái hàng lanh thì mát là đúng rồi, nhưng cái này có pha nhiều, chị rờ mình vải là biết liền. Cổ cãi, đậy là lai nơn nên khác vải lanh. Trời đất, lanh là từ tiếng Pháp vô VN từ xưa lắc nên thành tiếng Việt luôn, mấy đứa nhỏ bán hàng sau này không rành hàng hay cố ý gì đó nên nói tùm lum, chớ lanh với cái linen tiếng Anh của nó là 1 thứ, còn ráng cãi nữa mới kinh dị. Nhớ hồi chị kia kêu là em thấy chỗ nào bán hàng Chờ neo thì kêu chị mua. Ta đi lang thang nhìn người ta bán hàng chớ không mua, đi qua một lúc thì chỉ kêu kìa, chỗ kia kìa, sao em không kêu chị. Ta mới tỉnh giấc mộng, hehe. Tại vì ta toàn đọc Chanel theo tiếng Pháp nên chết trong đầu là kiểu đọc đó nên ta không để ý, chớ giờ ta cũng biết dân VN gọi nó bằng tiếng Anh đó mà. Không chỉ Cha nel mà nhiều cái xưa chết tên tiếng Pháp thành tiếng Việt luôn nhưng giờ người ta  đọc kiểu tiếng Anh, hay tiếng China. Người nào mở miệng chê China nhiều nhất là xài hàng China nhiều nhất, hoặc vì ít tiền hoặc vì ít hiểu biết nên bị lừa. Hồi xưa xí xọn mua sắm tùm lum nên nhìn vải cũng quen nên nhìn mặt vải là đoán vải gì cũng đúng phần lớn. Giờ thì hoa văn ăn cắp hay tự chế, công nghệ nhuộm cũng không có gì khó khăn nên hàng hiệu với hàng bình dân khác nhau ở chất liệu, ở đường may. Nên hàng hiệu cao cấp với hàng thường kiểu dáng na ná nhau do ăn cắp mẫu mã nhưng do chất liệu vải khác nhau nên nhìn thấy liền. Dĩ nhiên hàng fake siêu quá thì chỉ có mắt thầy mới thấy chớ cỡ thầy dở, thợ vụng như ta thì chắc phải rờ mình vải mới thấy. Cho nên có lần cô kia coi trên mạng cái mẫu áo đầm gì đó rồi đi mua vải về định đi may cái giống y chang vậy. Cổ đưa vải cho ta coi, ta biểu đi ra đổi hay may kiểu khác, cổ thắc mắc màu giống y chóc mà. Thì màu giống nhưng chất liệu không giống nên lên áo sẽ không đẹp, nếu muốn xài vải này thì nên chọn mấy kiểu khác, ta bày mấy kiểu khác còn không thì đi đổi vải. Ta phải lấy mấy cái áo của ta có mình vải giông giống loại đó nhưng không phải loại đó để cổ rờ nhưng không biết cổ có cảm giác gì khi rờ.  Rốt cuộc cổ đi đổi vải nhưng ta cũng chẳng biết vải sau đổi ra sao, chỉ sợ gặp bán hàng cà chớn đầy cho mấy cái loại gì đâu. Chỉ có hàng da là ta có khi còn bị lừa, nhưng không đến nỗi bỏ cả triệu mua túi giá trăm ngàn. Xài hàng tự nhiên, da, gỗ, vải từ sợ tự nhiên riết thì rờ mấy cái hàng nhân tạo thấy cảm giác gì gì đó hơi khó tả. Giống như đũa gỗ, đũa tre với đũa nhựa hay chén sứ với chén nhựa  đó mà. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét