Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Nói linh tinh

Học ngoại ngữ cũng vui, luyện riết cái cổ họng dẻo luôn. Tiếng pháp có từ r, có giọng mũi đặc trưng, luyện mắc mệt mới được, tới khi được thì quen luôn kiểu đó mới kinh dị. Chảng hạn như mở miệng nói Paris thế nào ta cũng ris như francaise đó chớ không phải Vnmese hay xứ khác nói cho dù đang nói tiếng Việt hay tiếng Anh, sợ bị chửi ghê đó. Tiếng Anh có nhấn trọng âm, cái này ta dở ẹt á, ta nhấn thì không nhấn rõ, vì nhấn giọng cứ cảm giác đang gằn giọng la người ta đó nên không dám nhấn mạnh, còn âm không nhấn thì nói to hơn độ cần thiết sợ người ta nghe không rõ, cho nên phát âm tiếng Anh dỡ ẹt á. Còn mấy cái phát âm đặc trưng khác thì ráng luyện cũng nói ngọng tạm đủ xài.  Người kia còn nói em phát âm y như a French woman, may không giống VNmese woman. Dù không giống nhưng thương hiệu France vẫn ngon hơn VN, hihi. Nói vậy chớ cũng phải ráng chớ. Muốn cãi nhau được thì phải ráng luyện cho khỏi ngọng chớ. Còn tiếng China thì cả đống cái để nói, phụ âm rít nhiều quá nên nghe chan chát không ngọt ngào gì hết, giọng đàn ông trầm cho nên phát âm mấy thứ đó thì nghe hay hơn. Chắc tại ta chưa quen nên thấy vậy chớ quen chắc cũng thấy ngọt ngào. Nói bậy bạ bữa nào qua China mấy ông bà bảo thủ chắc đá đít đuổi ta về cho chừa cái tật nói tầm bậy, hehe. Còn một đống cái khó nhằn nữa như h không phải h cũng không phải k mà là h gầm gừ trong cổ họng, k giống kh mà cũng không phải kh. tian, jian không biết phát âm kiểu gì luôn. Tiếng Tây ban nha thì r hay rr nghe rung cái lưỡi đúng kiểu luôn. Đi đâu mà thấy người ta nói tiếng Anh hay tiếng gì mà r rung bần bật lên mà da ngăm ngăm thì khả năng là dân Nam Mỹ nói tiếng Tây ban nha gì đó. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét