Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

Học nhiều mà sao vẫn ngu dữ zậy

Thấy vụ thằng cha giám dóc giáo dụt mang giày vô lớp mẫu giáo, thiên hạ kẻ binh người chửi. Người binh thì có những dẫn chứng dô diên, người chửi đôi người vẫn cực đoan. Nhưng thiệt tình đáng chửi chả. Lâu rồi ta ít chửi vì trâu bò có hiểu tiếng người đâu mà chửi phí công, nhổ nước miếng thì tốn nước miếng. Những nơi công cộng, công ty, cửa hiệu, sân bay, nhà hàng, văn phòng... thì vẫn lau nhà bình thường còn người ta thích mang dép vào hay bỏ dép thì tùy người ta chớ không có nghĩa tao lau nhà nên mày phải bỏ dép, mày không bỏ dép là mất lịch sự. Nói chung ý ta là nên mang gày dép nếu có thể, người ta tự chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ thân thể họ cho nên họ có quyền mang giày dép hay bỏ ra khi vào những nơi công cộng. Tuy vậy vẫn có những chỗ bắt buộc thì nên bỏ giày dép ra. Như thế nào là bắt buộc? Chẳng hạn lớp mẫu giáo mấy đứa nhỏ chạy nhảy đôi lúc nằm lăn ra nền nhà chơi, đôi lúc đồ ăn rớt xuống đất lượm lên ăn nếu không giáo dục, nghĩa là tụi nó chưa ý thức được sự sạch dơ ở nghĩa đơn giản nhất  thì bỏ dép là chuyện tất nhiên, lớp lớn thì tụi nó ý thức rồi cho nên nên mang dép vào lớp. Những nơi mà mang giày dép mà quy cách không phù hợp có thể gây ảnh hưởng làm thay đổi bề mặt những nơi đó thì nên bỏ dép hay mang những thứ dép thay thế ở nơi dó quy định như di tích bảo tàng gì đó. Đừng nghĩ là mang dép vào thì chẳng có thay đổi gì nghen, một ngày hàng vạn, triệu đôi giày dẫm lên đó, có những đôi giày đế sắt, gổ hay cái gì đó. thì một tháng, 1 năm, 10 năm bề mặt di tích cần bảo tồn sẽ như thế nào. Có những chỗ mà giày dép mang vào có thể mang thêm những vật thể lạ, cát bụi, sinh vật, rác... làm ảnh hưởng tới môi trường bên trong đó thì cũng cần phải thay dép đúng quy định. Hoặc những nơi liên quan tới tôn giáo thì tùy quy định mà theo thôi, ở đây không phải vấn đề lý do khoa học hay lý trí mà là đức tin; đức tin chớ hông phải niềm tin cho nên không bàn cãi, Vậy cho nên việc mang dày dép vào hay bỏ ở ngoài thì tùy hoàn cảnh. Nói chung nguyên tắc là mọi người tự chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình nhưng họ cũng có trách nhiệm không gây tổn hại tới sự tồn tại của người khác và không gây ra những thay đổi  xấu cho nơi họ đến nếu cần thiết. 

Vậy cho nên thằng cha giáo dụt vô giáo dụt kia thuộc loại kém hiểu biết nếu nói 1 cách nhẹ nhàng, còn nói thẳng toẹt theo kiểu mấy bà, mấy má là mày học nhiều sao mà ngu dữ zậy hả con. 

Thiệt tình cái việc mang giày dép mà người ta cũng không biết nên làm như thế nào thì đúng là văn hoá hang pacpo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét