Mua mấy ổ bánh mì, người bán bỏ vô một cái túi xốp nhìn thấy hơi ghê ghê. Cầm vê nhà, ngửi cái bịch này thấy mùi ghê ghê. Túi nilon tăng giá, người ta mua loại túi tái chế cho rẻ. Khi túi còn rẻ thì loại túi này để đựng mấy thứ không phải thực phẩm. Túi tăng giá hơn nữa, thì người ta lại mua loại túi rẻ tiền hơn nữa để đựng thực phẩm. Cuối cùng là người tiêu dùng bị phải ăn uống dơ dáy. Nơi nào cũng làm vầy thì tránh đi đâu. Mục đích là giảm chất thải vứt lung tung từ mấy thứ này mà. Chẳng lẽ giảm sự tiện lợi trong cuộc sống hay sao. Đừng có nói là vì người ta xài nhiều nên vứt nhiều nghen, nên chặn cái xài nhiều sẽ dẫn đến chặn được cái vứt nhiều. Mấy nước văn minh tiến bộ nó làm vậy nghen. Hehe, dân xứ này 12 con giáp hỏng giống con nào luôn, nên so sánh làm chi, từ thượng dân đến hạ dân Như xăng dầu đó, cứ la là giá xăng lên cao, giá xăng bất hợp lý, la tùm lum rồi bỏ xe số để mua xe tay ga cho tốn xăng hơn để chạy cho đã, la tùm lum rồi hở chút là leo lên xe chạy, có mấy bước cũng xách xe máy chạy là sao. Mua hàng món tiền nào lẻ 500 hay 1k đồng thì coi như bỏ, người ta chuẩn bị sẵn cục kẹo để thối lại, ai mà đòi thì thấy người bán mày khó chịu, xin thì xin đại cho rồi còn này nọ, ta ghét cái kiểu đó nên thường có sẵn tiền từ 500 đến 5k, có gì thì trả. Túi xốp tăng giá thì cứ tăng và trời mưa đất chịu, người ta lại đổ hết lên đầu người tiêu dùng. Tăng giá ít người ta dùng túi tái chế cho rẻ, tăng giá cao hơn nữa thì người ta không vứt mà sẽ rửa lấy rồi xếp lại, rồi phân loại bán lại cho mấy nơi bán hàng cho mà coi. Ăn ở dơ dáy quen rồi, muốn ăn ở sạch sẽ thì chẳng biết ăn ở ra sao vì ai cũng vậy thì sống kiểu gì. Cứ nhìn khăn ăn ở một số quán ăn thì thấy liền. Có mấy ngàn chớ mấy nhưng người ta cũng gom lại rồi giặt, hấp, ướp, đóng gói và người sau xài tiếp. Mỗi lần vô quán ăn cực chẳng đã ta mới dùng khăn, tuy cũng có những quán dùng khăn mới thì không kể. Còn khăn ăn bằng giấy thì một số nơi dùng giấy tái chế lần thứ 100 luôn hay sao mà hôi rình. Vậy sao túi xốp người ta không rửa, phân loại rồi bán lại với giá rẻ hơn. Đi lượm một ngày cũng được cả chục ký, rửa lại rồi phân loại bán giá bằng nửa hay 1 phần thì thế nào cũng có người mua. Lúc đó thằng nào ăn thằng đó bịnh, ráng chịu lấy, hãy là người tiêu dùng thông thái mà, còn lỡ thằng nào bị ngu lâu dốt bền thì ráng mà chịu lấy. Chẳng hiểu cái đầu của mấy vị nghĩ cái gì, hay là giả bộ nói môi trường, môi trường để tăng thuế, vì hết sạch tiền rồi, bóp được cái gì thì bóp. Đã làm thì phải đồng bộ, nhắm không được thì phải tính cách nào ít xấu nhất. Môi trường lúc đó có thiệt sự sạch hơn không thì chưa biết à nha nhưng cái viễn cảnh con người ta ăn uống dơ dáy là sẽ rành rành ra đó. Vậy cuối cùng được cái gì hả? Được người dân sẽ thêm bịnh tật hả. Thay vì tăng thuế thì miễn thuế cho doanh nghiệp sản xuất túi green trong thời gian nào đó để họ cạnh tranh với nhau, và chính quyền phải có chức năng thông tin cho người dân nên sử dụng túi green vì cùng một giá mà chất lượng đảm bảo, và góp phần bảo vệ môi trường thì tất nhiên người ta sẽ chuyển sang dùng túi này đến một lúc nào đó thì đóng cửa hết tất cả các nhà máy sản xuất túi không khuyến khích kia. Còn sau đó thì tính tiếp, cứ đòi tới trăm năm thì sao mà được.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét