Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ ( tiếp theo và hết)

PHẦN V

Điều 46.

Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích để làm phương hại đến những quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều lệ của các tổ chức chuyên môn mà quy định trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc về các vấn đề được đề cập trong Công ước này.

Điều 47.

Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích để làm phương hại đến quyền đương nhiên của mọi dân tộc được hưởng và sử dụng một cách đầy đủ và tự do mọi nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên của họ.

PHẦN VI

Điều 48.

1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà án Công lý quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.

2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều này gia nhập.

4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc .

5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện phê chuẩn hay gia nhập.

Điều 49.

1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.

Điều 50.

Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với trên mọi vùng lãnh thổ cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn chế hoặc ngoại lệ nào.

Điều 51.

1. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đề xuất sửa đổi Công ước và phải gửi đề xuất đó đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển mọi đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên Công ước, cùng với yêu cầu cho Tổng thư ký biết liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và thông qua những đề xuất sửa đổi đó hay không. Nếu như có tối thiểu 1/3 số quốc gia thành viên Công ước tuyên bố tán thành triệu tập hội nghị nói trên thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi được thông qua với đa số số phiếu của các quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để chuẩn y.

2. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chuẩn y, và được 2/3 các quốc gia thành viên Công ước này chấp thuận theo thủ tục pháp luật của mình.

3. Khi có hiệu lực, những sửa đổi sẽ chỉ ràng buộc những quốc gia chấp nhận sửa đổi. Các quốc gia thành viên khác chỉ bị ràng buộc bởi những quy định của Công ước này và bất kỳ sửa đổi nào mà trước đó họ đã chấp nhận.

Điều 52.

1. Mặc dù đã có những thông báo ở khoản 5 điều 48, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ vẫn thông báo cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều 48 những sự kiện sau đây:

a) Việc ký, phê chuẩn và gia nhập Công ước này theo Điều 48;

b) Ngày Công ước này có hiệu lực theo Điều 49 và ngày các sửa đổi, bổ sung có hiệu lực theo Điều 51.

Điều 53.

1. Công ước này ®­îc làm bằng tiếng A-rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau và sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các bản sao có chứng thực của Công ước này tới tất cả các quốc gia nêu trong điều 48.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét