Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Văn hóa

Thấy cái ông kia vinh quy về làng, võng anh đi trước võng nàng theo sau, rầm rầm rộ rộ, xe hơi đậu kín đường cấm, bà con kẻ chê người binh. Ta thấy mắc cười. Nhớ hồi xưa ông ngoại dạy má, rồi má dạy con, ai nhớ thì nhớ không nhớ thì thôi, đâu có xẻ đầu nhét vô được, dạy là " càng giàu sang lại càng mềm mỏng/ chớ kiêu căng tập giọng đãi đưa". Cái vẻ bên ngoài, sắc đẹp, áo quần giày dép xe cộ nhà cửa, có thể thể hiện sự hơn người nhưng chỉ là thoàng qua, cái giữ lại trong đầu, trong lòng người ta chính là cái lặn ở bên trong, đó là văn hóa. Người ta khen khuôn mặt, vóc dáng, áo quần đẹp nhưng người ta cũng quên nó đẹp như thế nào, người ta chỉ nhớ giọng nói ấm áp, đầy tin cậy, lời nói chân tình, thông minh, cư xử nhẹ nhàng, tinh tế. Người ta khen đôi mắt đẹp nhưng rồi sẽ quên rất mau khi nó vô hồn mà người ta sẽ nhớ ánh mắt trong sáng, thông minh, hiền dịu, đầy tin cậy. Người đói nghèo khen bữa ăn ngon, người giàu sang ăn ngon mặt đẹp rồi thì khen chủ nhà chu đáo, ân cần, phong cách sang trọng, đáng yêu hay là chê kệch cỡm, nhố nhăng, hoặc tinh tế, nhẹ nhàng hơn thì chỉ đơn giản nhún vai không ý kiến là đủ hiểu chứ chẳng ai quan tâm món ngon hay dở vì dĩ nhiên phải ngon rồi, rồi. Nói tới nhún vai, nhớ hồi nhỏ ta học tiếng Pháp, coi sách tây nhiều ta học cái thói nhún vai y như thiệt. Sau này thấy chẳng giống ai xung quanh ta ráng bỏ, vì nhìn kỳ cục quá chừng, hehe. Người ta chẳng ý kiến về cái sự thiếu văn hóa hay thừa văn hóa (??) mà người ta chỉ nhớ để lần sau tránh tiếp xúc nếu có thể. Bở vì người ta đâu phải cha mẹ dạy con cái hay thầy cô tiểu học dạy học trò nên người ta chẳng ý kiến về cái gọi là cư xử của người khác. Và hơn nữa, ở một mức độ nào đó thì lấy gì khẳng định cái văn hóa người này hay hơn người khác, tầng lớp này hay hơn tầng lớp khác, xứ sở này hay hơn xứ sở khác nên rất khó mà nhận xét. Dĩ nhiên vẫn có những quy chuẩn chung ở mức độ nào đó, và người ta ứng xử ở mức trên chuẩn hay dưới chuẩn phụ thuộc vào học vấn, tính cách, môi trường sống và đạo đức nữa nên có thể dùng từ thiếu văn hóa, nhưng cái chuẩn này cũng không cứng nhắc, bất di bất dịch mà còn phụ thuộc vào từng xứ sở, phong tục tập quán nơi đó. Cứ cho đó là thuộc tính của họ vậy đi, nếu không phù hợp với văn hóa ứng xử của tầng lớp mình, nhóm của mình thì hạn chế tiếp xúc vậy. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Không thể thấy người ta thô lỗ mà cũng thô lỗ như họ để trừng trị họ. Nói thì hay ho lắm nhưng đôi khi gặp loại trời đất quỷ thần ta cũng không kiềm chế nổi bản thân mình mà cũng nổi khùnng, hic. No mất ngon, giận mất khôn mà. So với hồi xưa thì bi giờ ta nhịn giỏi lắm rồi đó. Ta cũng đầy tham sân si mà, hehe. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét