Người ta nói này, người ta nói nọ. Rồi người ta đổi mới kiểu này, người ta đổi mới kiểu nọ. Nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi đâu. Người ta nói thầy dạy là chính, rồi lại nói thầy dạy kết hợp với trò học, rồi giảm tải, rồi tăng lên vì sợ không đủ, rồi lại giảm nữa, vân vân và vân vân. Cái chính là dạy cho người học suy nghĩ thì không dạy mà chỉ tìm cách thay đổi cách nhét chữ vô đầu, càng nhiều càng đáng khen. Và tiếp nhận 1 cách thụ động, coi cái gì cũng là chân lý. Đáng lẽ dạy cho học trò hoài nghi để rồi tin tưởng thì thầy cô chỉ được phép và chỉ có khả năng dạy trò tin, tin một cách nô lệ, tin một cách mù quáng. Vậy thì có 100 năm nữa, có thay đổi hàng trăm kiểu cũng chẳng đi đến đâu. Ví dụ để đi đến khẳng định là chủ nghĩa mác lê ninh vô địch muôn năm, thì trò cần hoài nghi là chủ nghĩa mác lê ninh là gì, cơ sở khoa học của nó, nó có dựa trên cơ sở khoa học nào không hay là tư duy theo kiểu áp đặt lấy thịt đè người, có lừa lọc không, vậy liệu nó có khả năng là thứ vô địch không, trên đời có cái chủ nghĩa nào vô địch muôn năm không, trong thực tế nó tồn tại như thế nào, so sánh ưu điểm thực tế của nó với mấy chủ nghĩa khác, vân vân và vân vân... Khi mà loại trừ hết tất cả những cái khác thì mới kết luận, học như vậy thì trò mới khá được, mới làm chủ được cái kiến thức của mình, chứ không phải nhết 1 mớ hổ lốn vô đầu, khi cần bấm nút là luôn ra 1 mớ giống như thằng điên ngộ chữ. Hay là khi muốn khẳng định xxx là cái duy nhất không thể thay thế đem lại hạnh phúc ấm no, cho người dân thì cần phải bày cho trò hoài nghi là điều kiện tiên quyết để đi đến tin tưởng. Bằng cách chứng minh có trường hợp nào mà không cần xxx lãnh đạo thì người dân vẫn ấm no, hạnh phúc, độc lập hơn không, tại sao nó lại là duy nhất có khả năng đó, nó đem lại những giá trị, lợi ích và tác hại gì cho nhân loại, cơ sở lý luận, thực tiễn cần so sánh ở nhiều nơi khác nhau trong cùng thời điểm, so sánh nhiều thời điểm khác nhau ở cùng 1 nơi, đặt giả thiết không có xxx thì cuộc sống người ta như thế nào, cơ sở của giả thiết và kết luận đó, vân vân và vân vân. Nghĩa là cần dạy cho trò phải nghi ngờ, cách thức nghi ngờ, cách thức giải đáp những nghi ngờ đó, để từ đó chứng minh được nó chính là là chân lý, lúc đó niềm tin mới vững chắc, mới có cơ sở, và lúc đó mới thực sự là giáo dục là đào tạo ra 1 con người có nhận thức khách quan về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh mình, để có thể sống hòa hợp với thiên nhiên và xã hội một cách tối ưu nhất.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét