Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Nói tào lao

Hổm rày thấy báo chí đăng bài về không xài tiền mặt, cũng không cà thẻ mà quẹt cái điện thoại, tưởng chừng như là hệ thống ngân hàng thế giới chết tới nơi chỉ còn China thống lĩnh, hehe. Hồi xửa hồi xưa người ta dùng vỏ sò, dùng nén bạc, thỏi vàng để làm vật trung gian trao đổi sau này người ta dùng giấy có in chữ để trao đổi gọi là tiền. Tóm lại tiền chỉ là phương tiện trung gian cho một giao dịch nào đó, và dĩ nhiên cũng là  giá trị tài sản cất giữ của người ta. Nó chỉ là phương tiện như là cái xe là phương tiện để đi đó mà. Vậy cho nên cái quan trọng nhất là sự thuận tiện, sự an toàn và thói quen nữa. Thói quen đôi khi giống như cây gậy dẫn đường vậy, thuận tiện cho người ta đi bộ nhưng vướng víu khi người ta bay. Cái gì cũng có cái hay cũng như cái dở cũng nó, nói kiểu huề tiền đó mà. Mấy xứ Âu Mỹ xài thẻ từ lâu rồi cho nên nó cũng giống như một dạng tiền thôi mà, với lại hệ thống ngân hàng Âu Mỹ lâu đời nên dịch vụ khá tốt, cho nên người ta không cảm thấy phiền phức khi xài mấy thứ này. Còn China đi từ tiền mặt tới không có loại thẻ nào, nếu xài thẻ thì lại xài thẻ kiểu Âu Mỹ, giống như người ta uống Coca hay Pepsi made in China đó mà, cho nên khi chưa kịp xài thẻ nhiều mà smartphone lại trở nên phổ biến thì việc đầu tư cho hệ thống máy móc dùng thẻ như máy ATM tốn kém nhiều hơn là viết mấy dòng lịnh thả trên cái điện thoại rồi bắn tiền qua. Vậy cho nên wechatpay, alipay hay ba cái thứ tùm lum gì đó trở nên thông dụng là chuyện tất nhiên. Với lại hệ thống luật của China, cũng như mấy nước CS khác thì chỉ để cho vui cho nên sống trong mấy xh đó thì hên xui thôi chớ không phụ thuộc luật. Cho nên chịu trách nhiệm là từ rất là buồn cười, vì nó có thể thay đổi tùy người này hay người khác, tùy túi tiền của người đó chớ không phải chịu trách nhiệm là chịu trách nhiệm. Vậy cho nên khái niệm an toàn thông tin, an toàn thanh toán người ta gần như không biết. Một phần là do khó hiểu, một phần là do không quan tâm, cho nên nếu mất tiền chỉ là do hên xui. Còn ở mấy xứ văn minh Âu Mỹ hệ thống ngân hàng từ ngàn đời và hệ thống luật và  tôn trọng luật trở thành chuẩn mực đạo đức trong đầu óc mỗi con người cho nên vấn đề an toàn thanh toán luôn được đặt cao. Dĩ nhiên ở đâu cũng cần phải thuân tiện trong thanh toán. Cho nên sử dụng thanh toán qua điện thoại chưa ở mức độ an toàn cao vì phụ thuộc vào người sử dụng nhưng lại gây rắc đối cho nơi cung cấp dịch vụ. Vì khả năng thông tin trên điện thoại bị mất cắp lớn, do nhiễm virus, do cài những phần mềm miễn phí có thể khai thác thông tin mà họ tưởng nhầm là vô hại. Hơn nữa chìa cái điện thoại ra để thanh toàn thì bố thằng tây cũng không biết nó lấy thông tin gì nữa ngoài số tiền nó cần lấy. Dĩ nhiên giờ thanh toán ba cái thứ thẻ qua điện thoại cũng đầy nhóc. Cho nên việc thanh toán qua điện thoại cũng có những cái khó mà phổ biến. Hơn nữa cũng có thể là chuẩn mực về mức độ riêng tư của Âu Mỹ khác China nên có thể người ta không mặn mà với việc trưng cái điện thoại cho người khác coi. Đó là suy bụng ta ra bụng người. Ta không biết người ta sao chớ ta ghét cái việc đưa điện thoại cho người lạ coi, nói chung những cái gì của ta là của ta, chỉ những người thân của ta thì thoải mái, thậm chí có thể coi tin nhắn, đọc mail của ta nếu thích, trừ trường hợp đặc biệt liên quan tới công việc gì đó mà không thể cho coi thì cấm tiệt, còn người không thân thì miễn đi. Ai có chỗ người đó không lộn xộn. Cực chẳng đã như checkin mà bản in máy đọc mã vạch không đọc được thì phải trưng cái điện thoại cho nhân viên sân bay coi, chớ mua vé trên mạng rồi ta cũng in ra, trừ trường hợp ở đâu đó không có máy in thì ráng nhớ cái mã. Nên khi nào còn xài thẻ thì ta nhứt quyết xài thẻ, hehe. Cực kỳ bảo thủ, khó trị mà.  Mà cũng có khi ta xài điện thoại dỏm, không phải iphone đời mới nhất hay samsung deluxe gì đó nên không khoe, chớ có khi người ta xài iphone thì phải trưng ra cho người ta thấy chớ. Cho nên ở China với VN ba cái đó phát triển là tất yếu. Wechatpay, Alipay và một đống thằng China khác nhào vô VN lẹ lên. Dân tình VN chửi China chan chát nhưng khoái China vì nó tào lao giống VN nên dễ hiểu, dễ xài, còn cán bộ thí thích China nhưng giả bộ ỏng ẻo mắng yêu China vì không có China bảo kê thì sao mà leo lên đầu dân xyz được. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét