Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Hiểu chết liền

Nhìn cái bản đồ về nhiễm bịnh covid tên thế giới, nhất là ở mấy nước tây Âu, có thể thấy thông tin đáng tin cậy như thế nào. Dĩ nhiên châu Mỹ chỉ có Mỹ và Canada là số liệu đáng tin cậy nhưng số nước thông tin đáng tin cậy ở châu Mỹ ít nên khó thấy mối liên quan. Vậy cho nên khi coi số liệu những nước nằm trong những vùng nguy cơ covid nhiều nhưng nó bị nhiễm ít thì thấy kỳ lạ. Xứ nào cũng sợ nên hơn nửa dân thế giới gần như phải ở nhà, mỗi nước có biện pháp và yêu cầu ở nhà  khác nhau nhưng giống nhau là ở nhà, hạn chế ra đường, đứng cách xa nhau 2 mét, đại khái vậy. Nhưng có những nước những case nhiễm rất ít, ít đến ngạc nhiên. Chẳng lẽ con virus được chỉ đạo là cấm lây lan hay là bị sóng từ từ cột phát sóng làm nó tèo hết á. Chớ các biện pháp ngăn ngừa ở các nước gần như là giống nhau trong những khu vực nguy cơ lây nhiễm như nhau mà chỗ đó ít lây nhiễm là sao? Sẽ chẳng có 1 nhà khoa học nào có thể giải thích được vấn đề đó dựa trên cơ sở khoa học. Cho dù có liên quan tới hệ gen ~ chủng tộc hay những biện pháp phòng ngừa cộng đồng riêng của mỗi quốc gia thì cũng không thể khác nhau nhiều vì các chủng tộc phân bố trên nhiều quốc gia lân cận. Ví dụ như vầy cho dễ hiểu. như hồi lâu rồi núi lửa ở Philipines những vùng lân cận trong 1 bán kính nào đó cũng bị ảnh hưởng của tro bụi bay qua, những vùng đó nếu người dân đóng cửa nhà thì tro bụi vào nhà cũng bị hạn chế như nhau, chỉ khác nhau là khác hướng gió, vật chắn và khoảng cách so với Philippines khác nhau thì lượng tro bụi mới khác nhau, chớ trong cùng hướng gió và khoảng cách na ná như nhau, cùng đóng cửa nhà thì không thể nhà này ít tro bụi hơn nhà xứ kia.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét