Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Giáo dụt

Lên mạng thấy cái vụ sách giáo khoa khổ to, khổ lớn, khổ nhiều, khổ trầm trọng gì đó, thấy thiên hạ nói tùm lum, phần lớn là bậy bạ, haha, còn thẳng chả thượng thư giáo dụt nói bậy mới kinh hoàng hơn. 
Sách giáo khoa là sách dùng trong giáo dục phổ thông, cho nên cái quan trọng là cái khổi lượng kiến thức ở trỏng chớ không phải là hình thức của quyển sách, vậy mà người ta lộn tùm lum ra đó. Hình thức sách giáo khoa còn là một cách thức đề giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh; nhưng ta coi tùm lum ta thấy cần có giáo dục nhân cách cho cả phụ huynh nữa, hahaha. 
Sách giáo khoa nên in bằng giấy tái chế, thứ nhất là để tiết kiệm, thứ hai là để giáo dục ý thức cho học sinh về việc bảo vệ môi trường. Không nên in bằng giấy tốt và mắc vì sẽ giáo dục sự lãng phí cho trẻ con.  Khi đó sách giáo khoa sẽ rẻ hơn. Nhưng giấy vệ sinh thì không được dùng giấy tái chế vì là dùng cho mục đích vệ sinh, hehe. Vậy mà người ta nhầm lẫn tùm lum. Vô một số tiệm ăn, thấy giấy lau miệng sản xuất bằng cái giấy gì nhìn phát gớm còn sách giaó khoa in bằng giấy thiệt tốt, thiệt đẹp để cho thiệt mắc để đớp được nhiều tiền. Có chỗ ăn có chỗ thờ chớ, đằng này chỗ nào cũng đút cái miệng thúi vô ăn.  Thứ nữa, sách gíao khoa nên dùng lại nhiều lần, cái này có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Giáo dục ý thức giữ gìn sách, giáo dục lòng yêu thương và chia sẻ trong xã hội: mình có tiền, mình bỏ tiền mua sách nhưng mình học xong rồi thì mình cũng nên giữ gìn cho nó tốt để cho tặng lại những người không có điều kiện mua sách, họ có thể tíết kiệm số tiền mua sách đó để làm việc khác cho họ. Đó là lòng yêu thương, ý thức chia sẻ, giúp đỡ trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà các trường đại học trên thế giới khi xét tuyển cấp học bổng thường quan tâm tới việc những hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng mà ứng viên từng tham gia. Nói cái vụ này nhớ mấy chuyện gian lận của ứng viên VN mới kinh dị. Có mấy người cũng đưa ra nhiều tài liệu cho người ta thấy là họ có hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng nhưng đó chỉ là ba cái tào lao, chẳng hạn tham gia cuộc thi sắc đẹp gì đó ví dụ như hoa hậu môi trường hay cái con mẹ gì đó, nói chung dùng từ rất kêu nhưng chỉ là mấy cuộc thi vô bổ, để lấy học bổng không chỉ đại học mà còn là thạc sĩ, tiến sĩ mới kinh dị. Đôi khi mấy trường đại học đó người ta tin vì người tốt bụng thường có lòng tìn kiểu chẳng lẽ có học tới tiến sĩ mà còn có ba cái bậy bạ vậy hả, có khi mình chưa hiểu tiếng Việt hết, hehe  Nói tiếp cái vụ sách giáo khoa. Còn là bài học về ý thức bảo vệ môi trường. Nếu 1/2 sách được luân chuyển qua thêm 1 lớp sau thì lượng sách in ra sẽ giảm 1/2 và người ta sẽ đỡ gây tổn hại môi trường, đỡ xả rác vào môi trường. Phải dùng nhiều hóa chất, nước, năng lượng trong quá trình tái chế giấy và sản xuất sách giáo khoa. Nếu không cần in một lượng sách mà có thể sử dụng lại thì sẽ giảm lượng chất thải xả vào môi trường, lượng nước và năng lượng đó sẽ được dùng vào mục đích khác. Nếu 1/2 lượng sách được quay vòng sử dụng 5 lần thì con số sẽ rất lớn. Và cái lớn nhất mà đạt được khi in sách giáo khoa bằng giấy tái chế và cho tặng sách gíao khoa là giáo dục cho học sinh được cái quan trọng là kiến thức, là những cái mà họ lãnh hội từ sách giáo khoa chớ không phải là cuốn sách giáo khoa ~ yếu tố vật chất. Là những cái kiến thức từ những cái chữ trong cuốn sách mang lại cho họ chớ không phả hình thức khổ to, khổ lớn của cuốn sách. Và bên cạnh kiến thức là nhân cách của những con người mang ra sau những năm ngồi dưới mái trường.
Thiệt tình chẳng hiểu trường lớp, hệ thống giáo dục này dạy dỗ học sinh hay làm hỏng tụi nó nữa.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét