Trước đây, ta hay đọc sách thậm chí có thể nói là ghiền cũng không sai. Từ lúc biết đọc là ta đã thích đọc, ta đã ngốn không biết bao nhiêu cuốn sách nhỉ. Ngày học tiểu học chắc cỡ lớp lớp 3, lớp 4 ta đã ngốn kho tàng truyện cổ tích Việt nam, bao nhiêu là tập, tập nào tập nấy dày cộm, không có lấy 1 cái hình. Sau đó là truyện của Ấn độ, hihi, ta nhất quyết phải đi du lịch Ấn độ 1 chuyến. Lúc đó truyện dịch từ tiếng Nga nhiều hơn các thứ tiếng khác, có những truyện cực kỳ hay ta nhớ đến tận bây giờ vì đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi lần hiểu thêm 1 ít. Có lẽ vì vậy ta đọc rất nhanh, thường ta đọc cỡ 1 trang thì người khác đọc khoảng 1/2 hay 2/3 trang thôi nên đọc chung rất chán vì cứ phải chờ, mất cả hứng thú. Bây giờ thì không có thời gian để đọc, mà cũng có thể là do lười đọc nên đổ thừa chăng. Đọc sách làm người ta có khả năng tưởng tượng rất lớn bởi vì chỉ qua những chữ gói gọn trong hai mươi mấy ký tự mà ta có thể thấy cuộc sống hiện tại muôn hình muôn vẻ, cuộc sống viễn tưởng trong mong ước với những điều thần kỳ, cuộc sống trong quá khứ đầy bí mật. Ngày nhỏ, mỗi khi bị má la, ta đi lên lầu ngồi khóc cho đã rồi vớ 1 cuốn sách nào đó đọc. Những lúc ấy ta hay lục sách danh nhân mà đọc, càng đọc càng thấy họ sao mà giỏi vậy, khả năng đương đầu với khó khăn sao mà phi thường vậy, ta thấy mình nhỏ bé và yếu kém quá, làm ta quên mất nỗi buồn vừa bị má la. Khi lớn lên, cứ khi nào rảnh là ta lại vớ 1 cuốn sách nào đó mà đọc.
Trẻ con bây giờ thích đọc truyện tranh, dẫn mấy nhóc ra hiệu sách là tụi nó bu vào gian hàng truyện tranh. Ở hiệu sách, trẻ con tập trung nhiều nhất ở gian hàng truyện tranh. Thời ta nhỏ, cũng có truyện tranh nhưng giấy in không đẹp bằng, ta cũng coi truyện tranh nhưng không thích bằng truyện chữ. May ghê. Ta chỉ cho mua truyện chữ chứ không cho mua truyện tranh, ta chỉ cho phép đọc nó ở nhà sách thôi. Thỉnh thoảng ta cũng cho mua 1 cuốn truyện tranh thôi. Vì ép quá trẻ con dễ phát triển tâm lý lệch lạc, gây sự thèm muốn sai lầm, chỉ cần giới hạn tới mức hợp lý. Phải công nhận truyện tranh bây giờ phong phú hơn hồi xưa nhiều, cả truyện chữ cũng vậy, hihi. Việc tìm kiếm thông tin cũng dễ hơn, nhưng việc lựa chọn thông tin thì cũng không dễ chút nào. Chỉ cần lên google search là ra một đống, tả pí lù, thượng vàng hạ cám, nên việc lựa chọn thông tin cũng rất khó khăn. Biết thông tin nào đúng cái ta cần, xác định được độ tin cậy của nó là cả 1 vấn đề. Ngày trước, muốn tìm 1 thông tin nào đó thì đầu tiên phải nghĩ ta có thể kiếm nó ở đâu, như thế nào rồi mới bắt đầu đi kiếm. Có thể vì vậy mà những thế hệ sau này biết nhiều thứ nhưng thứ nào cũng hời hợt. Ta không nói hết cả thảy nhưng nhìn chung là vậy. Đọc những bài viết, những công trình, những luận văn ta thấy ngôn từ phong phú, rất kêu, dữ kiện lập luận nhiều giống như bày hàng trong siêu thị vậy, nhưng nội dung chuyên sâu hay có giá trị thì hiếm hoi. Ta cảm thấy như họ đang trích dẫn của những ai đó chứ không phải những suy nghĩ của họ, y như mục điểm báo vậy, thật buồn. Dĩ nhiên cũng có những người trẻ rất tài, phải nói là cực kỳ tài nhưng khá ít, hihi xưa nay người tài bao giờ cũng ít mà, và người ta dễ nhầm lẫn giữa những người này với những người tưởng như tài năng hơn hồi xưa vì những người tưởng như là tài năng này nhiều hơn hồi xưa. Giống như hàng hoá ngày nay vậy, thật giả khó lường. Nói lan man, một kinh nghiệm mua hàng trực tiếp để tránh hàng giả : thường hàng hoá chất lượng cao có hình dáng kích thước sắc sảo, bo góc vuông/tròn đều rất chuẩn, cạnh giáp mí thường có kẽ hở rất nhỏ, chất liệu làm thường đảm bảo, không có mùi hôi hay mùi rất ít, thường hàng dỏm kiểu dáng rườm rà hơn nhiều. Nhất là hàng Mỹ, Âu thường có catalogue, giấy tờ đi kèm nhiều, hàng giả thì ít có ba cái thứ này. Nói chung là nhìn hàng sắc sảo đến từng chi tiết :) . Ngoài ra còn xem thêm người bán hàng, thường nơi bán hàng đàng hoàng, chất lượng đảm bảo thì nhân viên bán hàng thường có phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn, hiểu biết về mặt hàng nhiều hơn, sự quan tâm chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn. Cũng khó, những người ít mua sắm và kinh tế hạn hẹp thường dễ bị lừa nhất, vì nhìn hời hợt bên ngoài rất dễ bị lầm và vì ít xài hàng tốt nên không có cảm giác. Giống như teller ở ngân hàng đếm tiền nhiều nên nhìn hay khi đếm bằng tay chỉ cần rờ vào tờ tiền là có cảm giác ở mức độ nào đó tờ tiền thiệt hay giả, tuy vẫn kiểm tra qua máy móc. Khi đếm tiền lúc đầu không quen nên tập trung mọi " tinh lực" vào đầu ngón tay để cảm giá được độ nhám của tờ tiền, tập trung nhìn để cảm nhận màu sắc, hoa văn của nó, sau dần dần quen thì không cần phải tập trung tinh thần như vậy cũng thấy được. Khi chưa có ai bảo vệ người tiêu dùng theo đúng nghĩa của nó thì ta phải tự lo chứ sao, biết kêu ai bây giờ.
Đọc cũng là một cách học, đi chơi cũng là một cách học luôn. Đâu chỉ có học ở trường lớp còn học từ ngoài đời mà học ngoài đời thì nhiều hơn học trong trường lớp. Sách vở chính là 1 người thầy, một người thầy giỏi mà rất khó tính, mà có khi còn khó chịu nữa.
**
Đầu óc con người là cái bình chứa khổng lồ, nó chứa được hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu, hàng tỉ thứ bà dằn. Nó cũng là bộ xử lý thông tin tuyệt vời. Kiếm đâu ra một thiết bị vừa có khả năng xử lý vừa có sức chứa như vậy nhỉ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét