Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Công bằng

Công bằng. dân chủ, văn minh. Ai mở miệng nghe cũng hay, ta tò mò hỏi công bằng là công bằng ra sao? Ta nghe giải thích xong ta thấy ta ngu hơn, chẳng thà đừng hỏi thì đỡ ngu đầu hơn. Là ai cũng được như nhau không ai được ưu tiên hơn ai, mà rốt cuộc là được như nhau là sao thì không biết giải thích. Chắc là mỗi người phải được 5 ký gạo một tháng thì như nhau. Sực nhớ tới cái chuyện công bằng xhcn. Ngày nhỏ đi với má ra mua vải theo phiếu vải. Nghe mấy người đứng xếp hàng nói hợp tác hợp te/ bán 2 tấc vải đủ che cụ hồ, ta không hiểu gì hết trơn đang định về nhà hỏi má nhưng lúc đó có ông cán bộ ở trỏng đi ra nói mấy người nói cái gì thì nghe người ta la lên, thì nói là hợp tác hợp te/ bước ra khỏi cửa có xe đến rước liền chớ nói gì. Thấy mấy người trước nói 1 câu sau nói 1 câu khác là ta nghĩ là chắc nói tầm bậy gì đó nên không về hỏi má luôn, mấy cái tầm bậy đầy đường kệ họ, hỏi làm gì. Buồn cười thiệt, hehe.  Chắc ngưới ta nghĩ là công bằng là mổi người đều được 2 tấc vải như nhau.  Công bằng không phảỉ cào bằng mà là công bằng trong cơ hội. Có nhửng cái hiển nhiên như nhân quyền,  như tạo hóa sinh ra con người thì mọi người đều có quyền về chính cuộc sống của họ như nhau, có những cái do thành quả lao động mọi người được hưởng thì phụ thuộc vào lao động của họ bỏ ra. Đằng này mấy người hiểu nhầm lẫn tùm lum, vô cùng bậy bạ. Những cái quyền tạo hóa cho thì họ cho rằng họ thay mặt thượng đế để cai quản con người ta nên ban cho cái gì lãnh cái nấy, còn những cái hưởng từ thành quả của chính sức lao động của người khác thì nhào vô đòi chia cho công bằng. Hay thiệt đó. Mọi người trong một nhóm nào đó, trong một địa phương nào đó, trong một quốc gia nào đó mà đều có cơ hội ngang nhau thì mới gọi là công bằng.  Nói chung là rất khó giải thích vì ta không phải là chuyên gia trong lãnh vực đó đó nên chỉ hiểu lơ tơ mơ vậy thôi.  Vì xứ sở này người ta nhầm lẫn tùm lum, cả vô tình lẫn cố ý nên để có được những thụ hưởng xứng đáng, nhìn nhận xứng đáng thì phải cố gắng gấp đôi, thậm chí gấp 10 lần để vượt qua cái sự bất công đó. Nhớ ngày ta xin vô doanh nghiệp nhà nước kia. Tới ngày phỏng vấn tiếng Anh, ta gặp ngay chính thầy dạy lớp chuyên Anh hồi phổ thông, thầy ngạc nhiên rồi nói với cán bộ nơi đó, con bé này học tiếng Pháp giỏi lắm đó, học sinh giỏi Pháp toàn quốc, cả trường ai cũng biết tiếng. Trời mừng hết lớn, biết ơn thầy vô cùng vì những lời nói đó là bảo chứng còn hơn cả kết quả phỏng vấn. Cán bộ nói nếu muốn thì phỏng vấn bằng tiếp Pháp, ta sợ hết hồn vì lâu quá có nói với me xừ nào 1 câu tiếng Pháp nào đâu nên phỏng vấn chắc ta chết thẳng cổ. Ta vội vàng nói, dạ phỏng vấn tiếng Anh đi thầy. Nếu ta không có một mớ những cáí chứng chỉ tùm lum nhét vô đó, nếu đi phỏng vấn ta không trang điểm thiệt đẹp, ta là lười mấy cái khoản bôi bôi trét trét này lắm, vì mắc công và vì người ta nhìn nhiều thì mắc mệt, lúc đó đi đứng, hành xử, nói năng phải đúng tiêu chuẩn chất lượng, cực thí mồ, còn tèng tèng thì chẳng có ma nào nhìn muốn làm gì thì làm, lỡ mà ngáp quên che miệng cũng hỏng sao, hehe, nếu không gặp được người phỏng vấn là thầy, là thần hộ mệnh của ta, hihi thì ta khó có khả năng vô đó. Dĩ nhiên sau đó giám đốc + hội đồng còn phỏng vấn cả nhóm lấn nữa. Thay vì ta con cháu ai thì ta vô bụp 1 cái, vì ta con ba con má ta nên ta phải phấn đấu nhiều hơn đó mà. Sau đó tới tết sếp tới thăm ông bà ta, nghe ông nói có đứa cháu làm ở đó, sếp ngạc  nhiên hỏi đứa nào. Ông ta nói tên thì sếp kêu trời sao không nghe nó nói gì hết vậy, hehe. Sao đó sếp hỏi sao không nói. Trời đất chẳng lẽ kêu cháu ông hả, để làm cái chi vậy. ta ghét ba cái đứa dựa dẫm lắm mà. Đó, cho dù có bất công thì ráng hết sức mình cũng được đó mà. Thay vì phấn đấu 1 thì phải phấn đấu gấp 3, gấp 5, gấp 10, cực hơn nhiều nhưng không phải là không thể, hic. Có khi phải phấn đấu tới chết chưa xong nhưng tại sao không cố gắng chứ. Chẳng qua có thích hay không mà thôi. Nói chung công bằng là cái người ta cố gắng tiến tới chứ chẳng có nơi nào công bằng tuyệt đối, nhưng những cái công bằng căn bản tối thiểu ở nơi này cũng chẳng có thì lấy đâu đòi hỏi công bằng cao hơn. Nhớ chuyện kia. Cô kia bị sếp ngu như heo hành hạ đủ điều, cổ tức mình nói bất công. Ta cười, đúng xã hội này bất công, mày về hỏi ba má mày có xứng đáng được hưởng những cái mà ổng bả đang hưởng không. có đủ tài năng để xứng đáng ngồi ở mấy cái ghế đó để đè đầu cưỡi cổ dân ngu khu đen không. Bao nhiêu thằng ở xứ này xứng đáng để ngồi ở chỗ nó đang ngồi nếu xã hội này công bằng? Cổ không nói tiếng nào, ta tiếp nên nhờ có sự bất công đó mà ba má mày, thậm chí là mày mới có những thứ mà chính nhà mày không xứng đáng có. Khi mà mày ở phiá trên của sự bất công đó thì mày không nghĩ gì hết đến khi mày ở phía dưới thì mày chửi um sùm là sao ? Chính mày đã góp phần để duy trì sự bất công đó. Người xứng đáng đi chửi là tao chứ không phàỉ mày, nhưng tao cũng không thèm chửi. tao để thời gian để đi làm việc khác có ích hơn cho chính tao và cho những người khác, chửi có đứa khác chửi, hehe. Nghe người kia nói là đứa em được lên chức gì đó, ta cười, ừ bữa nào nó về nhà em chửi nó 1 trận. Người đó trố mắt ngạc nhiên không hiểu sao ta lại chửi, đáng lẽ mừng chớ. Nhân viên của ta cười, chỉ chửi cho nghe quen đó để dỡ bị sốc đó mà, sống bằng tiền thuế dân nuôi thì dân chửi là dĩ nhiên, tập cho quen dần để khi nghe chửi khỏi sốc đứng tim chết, hehe. Suốt ngày kêu là đừng nói tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm cho tổ quốc. dân đã đóng thuế để nuôi cán bộ rồi đó, còn cán bộ đã làm gì cho dân? Chẳng thấy làm gì cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét