Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Nhiều chuyện nữa nè

Kiểm tra kiến thức là kiểm tra nó đã được hấp thụ, tiệu hóa và biến đổi thành thuộc tính của vật mang nó  như thế nào chớ không phải kiểm tra nó có còn trong bụng không. Vậy mà thấy cái đề thi tú tài lại kiểm tra trong bụng còn bao nhiêu rau, bao nhiêu thịt, bao nhiêu cá đã ăn vô. Nhớ cô kia luyện thi IELLTS hay TOEFL gì đó, cổ kể cho ta mấy bài essay mẫu rồi mấy cái đề yêu cầu viết về đề tài gì đó. Ta mắc cười, giáo dục như shit nên giờ người ta ôn thi tiếng anh thấy mấy cái đó nghĩ là hay, trong khi trẻ con cấp 2 ở xứ người đã có thể viết mấy cái kiểu đó. Đây chỉ là kiểm tra cách trình bài 1 vấn để nào đó bằng tiếng anh chớ không phải kiểm tra cách trình bày 1 vấn đề. Thi tú tài nghĩa là có thể ra đề những kiến thức lớp 1, lớp 3, lớp 9, lớp 11... và lớp 12,  tất nhiên rồi, nói chung là kiến thức phổ thông căn bản của nhân loại,  nhưng ở góc độ nhìn nhận của học sinh lớp 12 chớ không phaỉ ở góc độ nhìn nhận của học sinh lớp 1, lớp 2. Nghĩa là kiến thức phổ thông đủ để bước vào đời, để đi làm, để học tiếp chuyển sâu vào lĩnh vực nào đó rồi để đi làm.  Chớ kiểm tra kiến thức lớp 12 thì có thi học kỳ 1, học kỳ 2 rồi mà. Là những cái nhìn nhận về hiện tượng, sự kiện văn hóa hay những trào lưu văn hóa, những kiểu (văn học, nghệ thuật trình diễn, trình bày, diễn thuyết...) mà liên quan tới cách sử dụng ngôn ngữ ( nội dung, hình thức...) qua những kiến thức căn bản đã hấp thu được. Có cách nhìn nhận đúng hay sai, sâu sắc hay hời hợt, đóng khung hay rộng mở... thì từ đó có thể biết là nhận thức và thực hành của học sinh về mặt ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ như thế nào. Khi mà đóng khung trong một cái gì đó thì sẽ khó phân biệt được giỏi với dở vì cái đó có thể không nằm trong cái gout của người ta nên họ không care, dĩ nhiên kết quả không cao. Thay vì phân tích 1 bài thơ cố định thì phân tích cái gì đó tùy chọn theo ý thích chẳng hạn như kpop, tác phẩm/tác giả văn chương đoạt gảii nobel...  nhưng vấn đề này sẽ nảy sinh học tủ, văn mẫu thì vỏ quýt dày, có móng tay nhọn, lúc đó gài những câu hỏi mang tính kiểm tra nhau để biết là kiến thức thực hay chỉ là những cái máy photocopy. Mỗi năm mỗi kiểu, có học tủ cỡ nào cũng chết dưới tay thầy cô giỏi nên đừng hòng qua mặt. Dĩ nhiên cũng có nhiều cách ra để thi khác hay ho hơn. ta chỉ là người ngoại đạo nên đâu có thể siêu bằng chuyên gia trong lãnh vực của họ được. Năm nào cũng có giải Nobel văn chương nhưng mỗi năm mỗi cái mới đó mà. Chỉ sợ là thầy cô đần quá không đủ khả năng để chấm mấy bài kiểu này. Vậy cho nên giờ học sinh đạt tiêu chuẩn giỏi cả mớ, quơ một phát được cả rổ, nhưng học sinh giỏi đúng nghĩa thì kiếm mờ con mắt mới ra. Giống như giờ trên mạng xã hội đầy nhóc cái copy qua, copy lại nhưng chỉ cần chịu khó chút là nhìn ra biết đâu là copy, đâu là chính chủ. Dĩ nhiên không hoàn toán đúng 100pc, nhưng nếu tương tác được với chủ site đó thì khả năng phân biệt hàng ăn cắp kiến thức là rất cao. Dĩ nhiên cũng phải có kiến thức căn bản chắc thì mới làm được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét