Coi sách tiếng Anh lớp 6 của đứa cháu, thấy nội dung cũng đâu có gì nặng lắm đâu, chỉ có hơi chán chút xíu thôi. Còn mấy sách khác thì ta không rành, và ta cũng quên mất hồi xưa lắc xưa lơ học như thế nào nên không thắc mắc được. Ta thấy các phương tiện truyên thông la ó là học sinh học nhiều, chương trình nặng... nhưng mà ta không thấy bất cứ 1 phân tích nào cụ thể, chi tiết, rõ ràng là nó nặng ntn, nó thừa thãi ntn, nó thiếu ntn Hihi, đi đôi với thừa thãi là sự yếu kém và thiếu của chương trình mà. Nên ta thực sự không biết là nó nặng là nặng ở chỗ nào, là ở nội dung sách giáo khoa, hay là do yêu cầu giảng dạy của ngành giáo dục, hay là do người làm giáo dục mất nết nên tìm mọi cách ép học trò học thêm. Có thầy kia tuyên bố là các em muốn đi học thêm ai thì cứ đi nhưng nhớ tôi là người cho điểm nên có trò phải đi học thêm môn đó tới 2 thầy luôn, thầy đó không mất nết thì chắc là mất dạy. Chẳng thấy phân tích cụ thể trên cơ sở lý luận khoa học gì cả mà chỉ thấy la um sùm khi thấy trẻ con học nhiều quá, học nhồi học nhét. Mà có khi có những phân tích cụ thể đó mà ta chưa được đọc vì chẳng thấy ở đâu, ai biết chỉ giùm coi chút vì tò mò thôi.
Sách tiếng Pháp ngày xưa ta học có khi còn nặng nề và kỳ cục hơn, nhưng chắc tại thầy cô dạy giỏi và tốt nữa nên thấy cũng dễ gặm. Ngày đó khi ta đang học lớp 8, lớp 9 gì đó, có chú người quen đi tu nghiệp ở Pháp về, chú mang cho mấy cuốn sách giáo khoa về ngữ pháp, ngữ văn cho học trò lớp 8 ở Pháp, ta coi ro ro với quyển từ điển trong tay, hihi, tại vì lúc nhỏ ta đoán từ tài lắm chớ không lú lẫn như bây giờ, chắc do già cả.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét