Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011
Điện
Người ta nói làm điện lỗ, tính tính toán toán mù trời thấy lỗ một đống nên không đầu tư sản xuất, không muốn mua bán. Ta nghe một người có cơ sở sản xuất điện nói là làm điện mà lỗ là chuyện lạ, hehe. Kêu gào, hù dọa cúp, cúp nữa, cúp mãi. Rồi cũng tăng được giá điện. Lại đứng ra binh vực là đòi cao nhưng cho thấp, là yêu nước thương dân. Đem so giá với mấy cái giá nước khác. Sao không so luôn lương, so mức sống của người dân bình thường tương đương với thành phần đói rách nào của xứ sở đó luôn chớ. Ta hỏng phải là nhà kinh tế, hỏng phải là cán bộ, ta chỉ là một người bình thường với những suy nghĩ bình thường. Người bình thường thấy rằng, điện cũng như các loại hàng hóa khác, dĩ nhiên nó có một số điểm khác, nó thuộc loại hàng hoá thiết yếu, hàng hóa đến end user mà cũng là hàng hóa phụ trợ để sản xuất hàng hóa khác. Mà trong kinh doanh sản xuất, thường người ta tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Mua rẻ, bán đắt, dĩ nhiên rồi. Người ta thường muốn sản xuất số lượng thiệt ít, để tạo khan hiếm trên thị trường, hàng không ế và bán giá cao, vì người mua ở thế không có sự lựa chọn, dĩ nhiên lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ cao. Người tiêu dùng bị ép, ép về chất lượng hàng hóa, ép về giá cả và hậu mãi vì lệ thuộc hoàn toàn vào người bán. Trong làm ăn ai mà chẳng muốn vậy. Nhưng khi mà thị trường có sự cạnh tranh thì việc sản xuất hàng hóa thiệt ít để tạo sự khan hiếm trên thị trường nhằm "làm giá" sẽ bị đe dọa. Vì khi đó người ta phải gìanh giựt khách hàng để gia tăng lợi nhuận cho công ty, và như vậy hàng hóa sẽ giảm giá hoặc tăng chất lượng hoặc cả hai. Hơn nữa khi sản xuất ít thì chi phí sản xuất sẽ cao, đó là chi phí theo quy mô sản xuất. Quy mô càng lớn thì chi phí trên một sản phẩm sẽ có nhiều khả năng sẽ càng giảm, dĩ nhiên tới giới hạn nào đó thôi. Và cái sợ hơn nữa là lượng hàng hóa ít thì khả năng biết đến loại hàng hóa đó sẽ bị hạn chế, và cơ may nằm trên giá bày hàng của nơi bán hàng sẽ bị dạt ra. Tự nó xóa sổ nó. Trừ trường hợp hàng độc. Trong trường hợp quy mô lớn thì tổng lợi nhuận của công ty cũng không thay đổi mà giá thành sản phẩm sẽ giảm. Như vậy do cạnh tranh nên giá hàng hóa sẽ giảm, chất lượng tăng, người tiêu dùng sẽ được lợi, giới chủ cũng có lợi nhưng lúc này giới chủ phải chạy đua chớ không ngồi ỳ một chỗ hường lợi như khi thị trường không có cạnh tranh. Nhưng quy mô lớn cũng có khó khăn của riêng nó, nhất là trong những ngành mà có tính thay đổi công nghệ hay thời trang xoành xoạch, đó lại là chuyện khác. Ai đuối sức thì bỏ cuộc, vậy thôi. Điện cũng vậy, cũng giống mà không giống. Ta không rành về cái này nhưng ta nghĩ là công nghệ sản xuất, truyền tải của nó chắc cũng ít thay đổi. Khi có 4,5 công ty bán lẻ không chênh lệch nhau lắm thì nó sẽ phải tìm mọi cách để tồn tại và lớn lên. Nó sẽ phải giành giựt khách hàng. Nó sẽ gây ra sức ép với nhà phân phối hay lệ thuộc nhà phân phối sỉ tùy số lượng hàng cung cấp và địa điểm, môi trường cung cấp và tùy lượng hàng mua nữa. Nghĩa là nó phải tìm mọi cách để có cả 2 đầu ra và vào đều tối ưu. Dĩ nhiên không tránh được trường hợp những nhà bán lẻ câu kết với nhau để giết khách hàng. Nhưng luật cạnh tranh để làm gì, để xử mấy cái đó. Người dân đóng thuế để người ta dùng tiền thuế đó để phục vụ lại họ, chớ bộ để người ta phè phỡn xài tiền đó hả? Nên ban đầu có khi giá điện tăng nhưng sau một thời gian giá bán lẻ sẽ đi vào quỹ đạo. Cao hay thấp miễn đúng, hợp lý đều ok. Người dân cũng đồng ý, nhà sản xuất, buôn bán cũng được, mà nhà nước cũng khỏe, rảnh tay chỉ có kiểm tra mà không phải thanh minh thanh nga. Hay là nhà nước muốn nhúng tay vào để dính chút mỡ? Còn bây giờ nó nói nhăng nó cuội gì thì có trời mà biết, có nhà nước tin chớ người dân chẳng tin. Kêu là lỗ mà lương công nhân cao, thưởng tùm lum, tham quan du lịch nước ngoài tùm lum là cớ làm sao? Sao nhà nước kỳ vậy?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
like ! ^^
Trả lờiXóaĐúng quá rồi, hết khổ vì tiền giờ lại khổ vì điện.
Trả lờiXóa@nam: Uyen vui lắm :)
Trả lờiXóa@GNVBC: thấy khổ vì đủ mọi thứ luôn
Chời, sao nói nhiều thế ko biết .
Trả lờiXóaNói cho người ta lùng bùng lỗ tai luôn
Trả lờiXóa