Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Lạm phát

Để ngăn chặn lạm phát, người ta giảm chi tiêu công theo cái 11. Hihi, khôi hài, người ta nghĩ rằng chi tiêu ít đi thì sản xuất ít đi, sản xuất, buôn bán ít đi thì chặn đứng được lạm phát. Thiệt hông dzậy? sản xuất ít đi thì giá hàng hóa lại mắc lên chớ bộ, buôn bán ít đi thì giá hàng hóa cũng mắc lên chớ bộ. Vì cái chi phí cứng là không thay đổi, vì quy mô sản xuất thu hẹp lại thì chi phí mềm trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng tăng lên chớ bộ. Cái cần rờ vô là mấy doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả nên đẩy lạm phát lện cao, vậy mà người ta cứ cố mà giữ nó sống dặt dẹo. Vì nguồn vốn của nó nhiều, vốn tự có, vốn vay ưu đãi, tùm lum loại, quá nhiều nữa là nhưng năng suất rất thấp, hiệu quả rất thấp. Ưu đãi vậy đó mà hiệu quả kém vậy đó dẫn đến  thị trường không có cạnh tranh hay là cạnh tranh không lành mạnh và cũng có thể nói do cơ chế nên cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến hiệu quả cực kỳ kém. Chính nó mới làm tăng lạm phát ầm ầm, vậy mà sao người ta toàn nhìn vô đẩu vô đâu rồi phán như thánh như tướng, rồi cắt giảm chi tiêu công, tưởng là cắt giảm nó thì lạm phát giảm xuống. Dĩ nhiên cần cắt giảm nhưng không cắt giảm một cách cực đoan như vậy. Không bán các DNNN thì chắc chắn một điều là không bao giờ ngăn chặn được lạm phát, đừng có mà mơ là cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Không có cái gì thúc đít nó thì đừng hòng nó chạy. Nó sợ phỏng nó mới chạy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét