Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Chiến tuyến

Tự dưng nghĩ tùm lum tà la ở cái xứ sở sao hỏa. Cảm thấy như có một chiến tuyến, một bên là chính quyền, một bên là người dân. Cán bộ, công chức tuy là dân nhưng lại nằm bên kia chiến tuyến, là chiến tuyến của chính quyền. Thử nghĩ coi, nếu mấy chú pô lít có chức năng đảm bảo an ninh xã hội, hợp pháp là hợp lý chứ không phải hợp lý một đằng hợp pháp một nẻo, bộ máy nhà nước đặt ra để làm công việc quản lý cho mọi hoạt động xã hội chạy trơn tru, đem lại lợi ích cao nhất cho cả cộng đồng chớ không phải là để dành cho 1 nhóm nhỏ nào đó, khi mà công chức là người làm công như những ngành nghề khác trong xã hội chớ không phải là kẻ ban phát đặc ân, quyền lợi, vân vân và vân vân, thì làm gì có mấy chuyện kỳ cục. Khi mà người ta say rượu chạy trên đường, khi mà người ta chạy ẩu thì để đảm bảo an toàn cho những người đang đi trên đường thì họ nhắc nhỏ người đó hoặc báo cảnh sát đằng này người ta nhắc nhỏ người đó là có cảnh sát đó, chạy đi. Những người này đứng về một phe dù sai hay đúng, còn pô lít, luật pháp là ở phe kia. Khi mà người ta không đội nón bảo hiểm thì mấy chú pô lít rượt tới ngã nguy hiểm tới tính mạng, khi có sự cố xảy ra thì người dân xông vào bênh vực người dân dù chưa biết rằng ai sai ai đúng. Khi mà công chức bị đánh bầm mắt thì mọi người hả hê. Còn những người bên kia thì tìm mọi cách mà hành hạ người ta để đem lại quyền lợi cho riêng mình và lấy làm hả hê, sung sướng khi đạt mục đích và cũng vì có sự trợ giúp của những cái gọi là chữ nghĩa, giấy tờ, quy định. Không là 2 chiến tuyến là gì. Mà cũng đúng thôi tự họ đặt ra ranh giới chớ người dân đâu có đặt ra ranh giới được, tự họ đứng về phiá bên kia chiến tuyến chớ người dân nào tự nguyện cần bên này, bên kia. Nên mặc định sẽ có một ranh giới ngầm định giữa 2 nhóm, đó không phải là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị thì nghĩa là gì. Chẳng qua dùng từ văn vẻ mỹ miều để che lấp bản chất vấn đề mà thôi. Thử ngó lại lịch sử, thời kỳ chiếm hữu nô lệ, những người bị xem như là nô lệ bị đối xử, hành hạ man rợ ntn. Đến thời kỳ phong kiến thì tính chất man rợ giảm bớt nhưng bản chất vẫn còn. Có thể là thể hiện ở mặt tinh thần nên rất khó mà mô tả được cái sự dã man của nó. Nhưng bản chất vẫn vậy. Và những gia đoạn sau thì tinh vi hơn
Vậy làm cách nào để xóa bỏ cái chiến tuyến đó.
Ai dựng hàng rào thì tự dở lấy nó, nếu không tự dở lấy thì nó dần cũng sẽ bị xô ngã nhưng thường sẽ có những tac động chẳng hay ho.

1 nhận xét:

  1. Dzui ghê: "Ai dựng hàng rào thì tự dở lấy nó, nếu không tự dở lấy thì nó dần cũng sẽ bị xô ngã nhưng thường sẽ có những tac động chẳng hay ho."

    Trả lờiXóa