Hỏi thăm mấy người già, hỏi là ngày xưa người ta có ham muốn, kỳ vọng qua Mỹ sống không? Đều nghe nói là không biết nữa, nhưng những người thân quen, láng giềng đều không có ý đó. Báo chí cũng không nghe nói chuyện đó, có thể là cũng có người muốn nhưng không thành một tư tưởng kỳ vọng như ngày nay nên không mấy ai để ý. Vì lúc đó ta nhỏ tí xíu nên ta không biết gì hết, giờ hỏi chuyện xưa, nghe vậy thì biết vậy. Nghe kể chuyện ngày xưa, ngày đó người ta biểu tình gì đó, tập trung đông đen, cảnh sát ném lựu đạn cay để giải tán đám đông. Ngày xưa, nhà thương công gọi là nhà thương thí, nghĩa là vào chữa không mất tiền. Nhà giàu thì toàn vô phòng mạch tư để khám, má ta sanh con cái ở nhà bảo sanh. Ngày xưa là cứu rồi mới cung ( hỏi), chớ không phải cung rồi mới cứu, người ta không phân biệt thành phần nếu vô nhà thương thí thì được cấp cứu ngay. Ngày xưa, trẻ tiểu học được học lòng thương yêu, người ta không dạy lòng hận thù cho trẻ con tiểu học. Ngày xưa gọi là gia chủ không gọi là chủ hộ như ngày nay, ngày xưa gọi là liên gia chứ không gọi tổ như ngày nay. Ngày xưa gọi là thẻ căn cước, ngày nay gọi là chứng minh nhân dân.
Viết tiếp ( sau comment của bác Bửu Châu)
Ngày xưa sau khi người ta tập kết ra bắc hình như là năm 55 thì đổi tiền kháng chiến lấy tiền quốc gia, người ta làm 1 cái trạm ở làng hay xã, khu phố, ai muốn đổi bao nhiêu thì đổi, sau đó ở các chợ cũng làm 1 trạm đổi tiền, ai mà ở nhà chưa đổi thì có thể ra chợ đổi, đổi bao nhiêu cũng được. Ngày không xưa đổi tiền mấy lần, người ta quy định mỗi người chỉ được đổi một số lượng tiền nào đó thôi, ai có nhiều tiền hơn số lượng cho phép thì không biết đâu nha, nghe kể lại có người phát điên vì mất tiền, ngay cả có người trong ban đổi tiền kể lại phải nghĩ ra, kể là mới bán xe đạp, bán radio, bán máy may... để chứng minh được số lượng tiền lớn đó. Ngày xưa, nghe kể là coi báo thấy kể có một số giấy tờ được kê trên đùi bà TLX để ký, còn ngày không xưa báo chí không kể nên không biết để ở đâu ký.
Cái "ngày xưa" đó, ta xác nhận, đúng 100% là như dậy!
Trả lờiXóaNếu cần ta sẽ làm chứng cho!
bác ơi, giá mà bác có thể kể lại mấy chuyện ngày xưa cho những thế hệ sau như uyeen nghe. Thích nghe kể mấy chuyện đó nên hay hỏi bà ngoại, má, dì, cậu... lắm, nhiều cái nghe rồi mà không dám nói lại. Dĩ nhiên thời nào cũng có cái hay cái dở nhưng mà sao thế hệ sau này chỉ được cho thấy những cái không hay của thời đó, mà chưa chắc hoàn toàn là không hay thiệt, nhiều khi tô vẽ lên cho quá phải không bác. Nếu vậy thì con người ta trong những thế hệ này có bị què quặt trong suy nghĩ không bác.
Trả lờiXóaQuè quặt trong suy nghĩ là may . Hihi
Trả lờiXóa