Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011
Nghĩ tầm bậy tầm bạ
Tại sao có ngày nhà giáo? ngày thầy thuốc? ngày doanh nhân? Còn ngày người quét rác, lao công, tạp dịch, người nông dân, công nhân, luật sư, người đi ở mướn chẳng hạn thì không có? Đừng có nói là tôn vinh nghen, mấy cái người có ngày kỷ niệm đó liên quan đến con người nghen. Vô duyên thiệt, cái gì mà con người làm thì không liên quan trực tiếp thì liên quan gián tiếp đến con người. Chớ không liên quan thì người ta cần cái nghề đó làm gì hả? Tài xế xe khách chẳng hạn, chở biết bao nhiêu người rủi xe tông rầm làm chết hết thì không liên quan tới sinh mạng người ta hay chỉ có bác sĩ mới liên quan tới sinh mạng người ta. Quét rác chẳng hạn, chẳng ai thèm quét coi, ai cũng bịnh coi chừng chết bi giờ, từ người biết chữ đến người không biết chữ. Mấy người làm nghề đó là loại rác rưởi hả? Kêu là bình đẳng mà hành động phân biệt như vậy thì là nói xạo chớ là gì.Sực nhớ tới từ apartheid. Khi mà dẹp bỏ hết mấy cái ngày này thì mới mong xã hội bình đẳng, người với người mới tôn trọng nhau. Hehe, không dẹp bỏ thì đừng có làm rầm rộ, cấm chỉ tổ chức rầm rộ coi. Đừng có ngụy biện là cái đó là ý thức cá nhân không can thiệp được nghen. Không dùng kinh phí công, không cho học trò nghĩ học, không tổ chức lễ hội. Không có cái nghề nào cao quý hơn nghề nào, không có cái nghề nào thấp hèn hơn nghề nào, đã là nghề thì đều cần cho xã hội. Chỉ có hạng người thấp hèn hay không thấp hèn thôi. Còn mấy cái mà ra tiền mà không cần thậm chí gây hại cho xã hội thì gọi là tệ nạn chớ không phải là nghề, thí dụ ăn cắp sao gọi là nghề được. Thầy cô dạy dỗ có hãnh diện về ngày đó không? Lỡ học trò thắc mắc là sao không có ngày những người công nhân, bộ không cần người đó hay sao mà không có ngày đó ? sao thầy cô không ý kiến là dẹp bỏ ngày đó đi, để dạy cho học trò là người làm ngành nghề nào cũng y như nhau, khác nhau là ở bản chất từng người, để học trò đừng có ngộ nhận là biết ơn thầy cô giáo, nhờ thầy cô giáo dạy dỗ mới nên người được. Dĩ nhiên, không phải vì vậy mà dạy học trò không tôn trọng thầy cô, phải tôn trọng vì là người lớn tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều kiến thức hơn. Tôn trọng chứ không nhất nhất là không được ý kiến lại, không được cãi lại. Thầy cô cũng chỉ làm nghề cung cấp dịch vụ và là loại hình dịch vụ khá đặc biệt vì nó ảnh hưởng đến nhân cách con người. Nên người cung cấp dịch vụ phải đặc biệt hơn mấy ngành nghề khác chút ít. Cái này tất nhiên không nên dạy cho học trò như vậy, sau này tự tụi nó hiểu, hehe. Và thầy cô đừng nghĩ là mình dạy dỗ học trò là mang lại ơn cho gia đình, xã hội và cá nhân người đó rồi lại than thở là nghề giáo bạc bẽo. Tự đề cao mình quá mà, nghề nào không bạc bẽo? Mà phải xác định là dạy học là một nghề như bao nghề khác, cần có đầy đủ hiểu biết về công việc, kiến thức về công việc, cách thức làm việc và lương tâm trong làm việc, cũng như sự cạnh tranh để khỏi bị đào thải.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hề hề !
Trả lờiXóaCho lão gọi người viết bài nầy là Người tầm bậy tầm bạ.
Gán ký hiệu là dấu âm nghen (-).
Tên bài viết là Nghĩ tầm bậy tầm bạ
Vậy cũng gán dấu âm nghen (-).
(-) nhân với (-) thì sẽ dương hay âm đây cô nương ?
Hề hề ! Người tầm bậy tầm bạ mà Nghĩ tầm bậy tầm bạ thì Chuyện không thể tầm bậy tầm bạ rồi nhỉ ...
Bác ơi, bác dùng toàn ký hiệu mật nên hỏng hiểu gì hết trơn. Hihi, khỏi hiểu cũng được heng bác?
Trả lờiXóaChời, nói về nghề của Nụ Cười đó hả ? hì hì ...
Trả lờiXóaChuyện này do người xưa bày đặt ra à, bỗng dưng có ngày Tổ thợ mộc, Tổ thợ nề, Tổ thợ may, Tổ thợ rèn, ...
Mà nay ở nước mình hầu như ngành nào cũng có ngày truyền thống, thường là ngày Bác kính yêu gửi thư.
Thôi, các nghề chưa có ngày của nghề thì cứ lấy ngày 1 tháng 5 làm ngày truyền thống vậy nha :D
Vui vẻ.
Hỏng được đâu NC ơi, tự dưng gộp một đống vô đại 1 ngày nào đó, giống như biểu là cho tụi bay 1 ngày rồi đó, được chưa, ngồi yên đi đừng có mà làm ồn, hehe. Cho không bằng không cho, người ta kiện chết :)
Trả lờiXóa