Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Tấm Cám

Người ta sửa lại truyện tấm cám trong sách giáo khoa, chắc là để cho thấy mình nhân đạo, hehe. Truyện cổ tích thì có nhiều dị bản là chuyện tất nhiên nhưng ta chưa từng thấy có dị bản nào như vậy. bao nhiêu thế hệ từ xưa đả được nghe chuyện tấm cám, coi truyện cổ tích, và ông bà, cha mẹ có khi không biết chữ vẫn kể cho con cháu nghen, và đến lượt con cháu lại kể cho con cháu nữa. Và bây giờ người ta cho rằng cần sửa lại cho đỡ ác hơn không thôi bọn trẻ lây nhiễm cái ác. Thường truyện cổ tích bao giờ cũng muốn có hậu, cái thiện thắng cái ác, trả thì cái ác. Thầy cô bây giờ dốt quá hay sao mà không đủ sức để giải thích là tại sao ngày xửa ngày xưa người ta làm như vậy, và bây giờ người ta nên làm sao.
Người ta cho rằng muốn thì sửa cái gì cũng được, bởi lẽ lịch sử cũng được ( bị?) viết theo kiểu đúng định hướng. Nghĩa là những cái có thiệt, rành rành ra đó trong quá khứ muốn bóp như thế nào theo dụng ý thì cứ bóp cho nó tròn hay méo, và ngay cả những cái trong hiện tại cũng không thoát khỏi kiểu đó thì chuyện sửa chuyện ấtm cám chẳng là cái đinh rỉ gì, chẳng đáng để lên bàn cân coi nó nặng nhẹ bao nhiêu. Người ta có quyền làm tất cả, sự thật, chân lý vẫn có thể làm lại mà nên người ta nghĩ một cách thô thiển ( chẳng lẽ nói là ngu si) là nên sửa lại cho nó nhân đạo hơn. Đầu óc méo mó vậy thì thiết chẳng có việc gì để mà nói nữa.

3 nhận xét:

  1. NC không đồng ý việc sửa lại kết thúc truỵện Tấm Cám. NC nghĩ chỉ cần trích dạy đến đoạn Tấm về cung còn phần sau chuyển sang tham khảo các dị bản khác nhau. NC hay hỏi hs : các em muốn truyền cổ tích này kết thúc như thế nào. Sau đó phân tích các dị bản và quan niệm của người xưa, rồi NC giáo dục sống đẹp cho học sinh, không để các em nghĩ cô Tấm trả thù tàn nhẫn như vậy là đương nhiên, chị dội nước sôi giết em làm mắm cho vào hũ đưa cho mẹ kế ăn là chuyện bình thường.
    Sorry, hôm ni hơi lắm lời.
    NC lại nhà.

    Trả lờiXóa
  2. Uyeen cũng chẳng hiểu người ta có cái gì trong đầu, chắc là bùn đất, mà người ta sửa chuyện cổ tích, mà làm trong ngành giáo dục nữa mới chết. Người ta quen cái thói nói càn nói bậy hay sao, muốn sửa cái gì thì sửa chẳng ai dám mở miệng nói, cả lịch sử lẫn hiện tại, nên chuyện cổ tích cũng sửa luôn. Hehe, đúng là ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm. Giáo dục bậy thì làm chết cả trăm năm và huỷ hoại biết bao thế hệ. Than trời thì trời xa quá không biết có nghe thấy, than đất gần hơn thì đất nín lặng.
    Cách dạy của NC hay ghê đó, mừng cho mấy học trò được học cô giáo này

    Trả lờiXóa
  3. http://quechoa.info/2011/11/13/c%E1%BB%95-tich-khong-thich-thi-s%E1%BB%ADa/
    Ông Bọ Lập này hay lắm, vậy mới là nhà văn đích.
    Nụ Cười nhất trí với cách phân tích của ông ấy.

    Trả lờiXóa