Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Nghĩ lẩn thẩn

Chuyện người dân bắn pô lit để giữ mảnh đất thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt của họ là sẽ là giọt nước làm tràn ly. Lang thang trên mạng thấy có nhiều người nói rằng dù gì cũng phải tuân thủ luât pháp, làm như vậy là sai đứt đuôi con nòng nọc rồi, cần phải kết án. Thấy buồn tình thiệt. Buồn là trên cổ là cái mắc nón chớ không phải là cái đầu để suy nghĩ. Dĩ nhiên chống người thi hành công vụ là không được, nhưng vấn để là cần xét động cơ hành động. Tại sao người ta lại làm như vậy, làm như vậy thì gây ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích chung xã hội và lợi ích riêng của công dân. Luật không phải là bất biến, luật được đặt ra để điều chỉnh những hành vi, những mối quan hệ giữa người với nhau, giữa người với thiên nhiên trong 1 xã hội tiến bộ. Như vậy luật phải hợp lý, trong trường hợp luật chưa hợp lý thì xét xử theo cái lý mà xã hội đã công nhận, được đại đa sống người dân ủng hộ và mọi nơi trên thế giới cho là điều bình thường. Nếu luật dị dạng thì cần sửa luật chớ không bắt ép người ta tuân theo luật dị dạng, như vậy xã hội cũng sẽ dị dạng. Người dân lập ra nhà nước để giúp họ giải quyết những mối quan hệ trong xã hội sao cho thuận lợi nhất, như vậy nhà nước là công cụ của người dân để xây dựng một xã hội dân chủ văn minh và tiến bộ chớ không phải nhà nước là cha mẹ dân, coi dân như con và hành xử theo kiểu bề trên luôn luôn đúng. Khi mà nhà nước coi dân như con thì sẽ chẳng có luật lệ gì cả và người ta hành xử theo cảm tính, lúc này luật đặt ra để dễ bề lường gạt dân cho những lợi ích của người nhà nước và nhóm có quyền lợi liên quan, nên luật chưa chắc sẽ hợp lý. Và tất nhiên hợp lý chưa chắc hợp pháp. Và đó là xã hội rừng rú, là xã hội của những con thú chớ không phải con người có tư duy.

2 nhận xét: