Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Nhà nước thực dân xét xử như vậy, nhà nước kia xét xử ra sao?

Luật sư Tricon đại diện cho bên bị can nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo.
Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý. Luật sư Tricon nói:
Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của tình cảm cao đẹp (Non pas de la dectature de la forc du mousqueton, mais de la dictature du couer).
Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên. Luật sư cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng bang Tắc-tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn.
Luật sư Zévaco xin tòa tha thứ cho các bị can. Ông nói:
Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.
Tuyên án
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên án: Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út của Toại) và Tia (con trai của Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (cô đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng của Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét