Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Giá

Những thứ mà nhà nước có kinh doanh thì có nhiều bất hợp lý giữ giá mua và giá bán.
Như lãi ngân hàng, NN khống chế lãi tiền gửi, ép giá mua vào còn giá bán ra thì thả nổi, cuối cùng người tiêu dùng lãnh đủ, người dân bị ép giá mua tới chết và cũng bị ép giá bán tới chết, rất nhân đạo "thằng nào bị chết thì đem chôn, thằng nào bị thương thì băng bó", phải nói đúng giọng Huế đó nghen, trong khi muốn bình ổn giá thì phải ép giá bán ra và người bán muốn đạt tới lợi nhuận kỳ vọng nào đó thì phải tự tìm cách mà ép giá mua vào, miễn không vi phạm luật chơi, đó là việc của nhà kinh doanh chứ không phải của nhà nước. Đằng này nhà nước thọc bàn tay lông lá vào tận sâu doanh nghiệp để ép giá mua vào, vậy nhà nước quản lý là  quản lý cái gì. Đừng có nói làm vậy để giảm lạm phát nghen, có nhiều cách để người ta gầy đi nhưng đừng có lấy dao cắt cổ để máu chảy bớt là người ta thiếu máu thì sẽ gầy đi đó nghen. Phải rút bỏ mỡ thừa, phải thay đổi cách ăn uống, vận động thì mới gầy đi được nghen. Làm bậy rồi đừng có la lối um sùm nghen. Khi mà doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi mà không phải chịu trách nhiệm thì mấy cái chính sách đó là cắt cổ người dân.
Giá những thứ khác như giá xăng dầu chẳng hạn. Giá bán ta thì doanh nghiệp ráng sức mà khóc lóc, tô vẽ trăm thứ bà dằn để tìm mọi cách mà tăng giá. Sao mà kiểm tra được những chi phí của doanh nghiệp là hợp lý, nó tự kiểm nó là sao? Đáng lẽ cho doanh nghiệp tư nhân được quyền nhập khẩu và phân phối xăng dầu, và thậm chí nước ngoài cũng được làm việc đó. Sợ thì chia nhỏ cái thằng to đùng và rồi bán hết mấy nhánh nhập và phân phối xăng dầu cho tư nhân. Chỉ khi nào mà giá thị trường quá sức cao so với giá nhập thì nhà nước mới thọc tay vô để chặt mấy doanh nghiệp bắt tay ép giá thị trường. Nhà nước nói là để thị trường điều tiết, điều tiết cái gì mà chỉ có doanh nghiệp nhà nước là độc quyền nhập xăng dầu, điều tiết cái gì mà muốn tăng giá là phải xin, còn giá xuống thì không cho xuống, tăng tiền bù lỗ đen lỗ đỏ gì đó, gọi một cách lừa mị là bình ổn giá. Bình ổn giá nghĩa là định giá cao dần dần. Xăng dầu chứ có phải vũ khí đâu mà làm ghê vậy. Đó là chưa nói  là nước xuất khẩu dầu mỏ, dầu mỏ là nguồn lợi của mọi người dân sao NN không lấy nguồn thu từ giá bán dầu mỏ để bù vào giá xăng, đó là công bằng vì mức sống của người dân hiện nay còn quá thấp.
Giá điện, giá nước cũng vậy. Giá điện thì nói là giá bán buôn thì theo thị trường, giá bán lẻ thì nhà nước quyết định, vì thương dân. Đã thị trường là thị trường tất, bán lẻ, bán chẵn gì cũng thị trường. Như vậy cũng có nghĩa là dân bị ép giá mua vào đến tắt thở và cũng bị ép giá bán đến tắt thở.
Viễn thông nữa, người dân đừng có nghĩ là viễn thông giá tốt đó nghen, tại sao công ty viễn thông di động kia không cổ phần hóa mà tập đoàn kia đòi ôm nó vô để chấm mút tới khi khô xác ve thì bán.
Đừng sợ là cổ phần hoá thì tiền từ túi công chạy vô túi ông. Nước đổ từ bình này qua bình khác còn rơi rớt tùm lum thì tiền rơi vãi là bình thường, vấn đề là tìm mọi cách để sự rơi vãi thấp nhất. Người đâu tiền đó, nay em nó lấy thì để mai mốt lấy lại của em nó cả gốc lẫn lãi, thích giữ tiền thì cho giữ, hehe, ai cũng có phần mà, giả dụ người mất đi thì tiền vẫn còn mà.
Giá thấp hay giá cao so với quy luật thì cũng làm chết dân, và chết nước, dĩ nhiên rồi vì dân bao giờ cũng đi với nước mà. Vấn đề không phải là giá cao  hay giá thấp mà phải là giá cả hợp lý. Khi giá cả hợp lý thì nền kinh tế lành mạnh, và quan trọng nhất là có công bằng xã hội. Bởi vì giá cao quá thì chứng tỏ có một tầng lớp được đặc quyền đặc lợi bóp cổ người khác hoặc là do năng suất xã hội quá thấp, năng suất quá thấp là do quản lý kém, quản lý kém là do người dốt hoặc kém đạo đức quản lý, như vậy do luật pháp lỏng lẻo, sai lầm, chung quy cũng là có một tầng lớp được hưởng đặc quyền đặc lợi bóp cổ người khác. Khi giá cả quá thấp so với giá trị thực của nó chứng tỏ phân phối và sử dụng tài nguyên xã hội không hợp lý, vì giá bán ra quá thấp thì giá mua vào phải thấp chứng tỏ tài nguyên xã hội không được sử dụng hợp lý nghĩa là không được mua đúng giá,  hoặc giá mua cao nhưng giá bán thấp thì chứng tỏ phân phối giá trị không hợp lý vì phải lấy cái gì mà bù cho nó để chu trình kinh doanh vẫn cứ tiếp tục mà không bị ngắt chớ, nghĩa là phải đè đầu thằng này để nuôi thằng kia á. Lúc đó về tổng thể thì cả xã hội mất mất mà thiểu số gian lận thì được, chứ không phải thiểu số tài giỏi thì được nghen, nếu thiểu số tài giỏi được thì xã hội vẫn công bằng mà. Đừng có nói là những mặt hàng đặc biệt ảnh hưởng đến đời sống trực tiếp người dân nên phải làm vậy nghen, muốn vậy phải chứng minh rõ ràng nghen

3 nhận xét:

  1. Mỗi lần thấy cái mobi rung lên báo tin có lương là nước mắt muốn ứa ra.
    Ôi chao ơi, nếu tính theo vàng, theo gạo, theo hột vịt, theo rau muống, thì lương giáo viên của NC ngày càng tụt lui chớ có tăng đâu.

    Trả lờiXóa
  2. à, NC nói giọng Huế dẻo lắm, một Huế lai bằng mười hai Huế gốc, sống ở Huế gần 20 năm mà, dưng sau này ra QTrị lấy chồng thì lại lai giọng, vì nói đúng giọng Huế học sinh Quảng Trị khó nghe, hì ...

    Trả lờiXóa
  3. NC à, ráng lên nhe, biết làm gì bây giờ? hic
    Một Huế lai bằng 12 Huế gốc, vậy là ngon rồi, hỏng sao đâu mà, một Tàu lai bằng hai Huế lai nữa mới ghê chớ :)

    Trả lờiXóa