Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

đồng hoá

Nghĩ lẩn thẩn. Người ta cứ cho mình là nhất nên muốn người khác phải y như mình. Ngôn ngữ viết bây giờ rặt kiểu miền bắc, và ngầm hiểu như vậy là chuẩn. Người miền nam nói là con heo mà báo chí đăng là con lợn, thậm chí báo chí của các tỉnh ở phía trong nam cũng vậy. Đọc báo thấy là con lợn, thế đấy, một nghìn đồng, cây ngô... Ta không phải là người bảo thủ nhưng ta ghét cái thói đánh mất mình. Ngôn ngữ là cái thể hiện cái bản sắc của con người nào đó, cộng đồng nào đó. Cớ sao nó dần dần bị mai một đi. Đứa cháu học tiểu học làm văn tả người mẹ. Vì đề yêu cầu là tả người mẹ nên bé cũng nói là mẹ. Ta hỏi rằng bé thích gọi là má hay mẹ. Bé đáp gọi là má, ba. Sao bé không viết là má của em mà viết là mẹ của em, má hay mẹ cũng vậy mà, nhưng bé gọi là má thì cứ tả là má chớ sao tả là mẹ. Bé trả lời là sợ cô giáo la. Dạo này thấy báo chí đăng người Hà nội thanh lịch dần dần bị mất đi, thay vào đó là đủ thứ xô bồ. Và rồi có người cho rằng đó là dân tứ xứ chớ hỏng phải là dân Hà nội gốc. Vì Hà nội gốc thanh lịch lắm. Khôi hài ghê, sao cái đẹp lại không giữ được mà bị cái xấu chiếm chỗ, đẩy cái đẹp vô trong xó. Do gì vậy, do môi trường? do cái gốc không vững nên gió xô đẩy bị ngã? Mà dân nơi khác thiếu văn hoá ghê đó, hỏng thanh lịch như người Hà nội, phải vậy không? Ta nhớ má kể ngày xưa ông cao của má, ta hỏng biết gọi là gì chắc là ông tằng, ông tổ, là 1 vị quan nhỏ. Khi con cái của ông, ta gọi là ông/ bà cao, sanh ra được mấy tuổi là cho ra ngoài Huế để nói tiếng Huế cho thanh chớ không thôi ở địa phương thì nói giọng nặng và dở. Phải công nhận tiếng địa phương ta nói khó nghe, lúc nhỏ ta về quê gặp ông bà nói nhiều khi ta chẳng nghe ra nên ta cứ dạ và cười. Vì vậy nghe người lớn nói con bé này hay cười. Nhưng khi lớn họ về lại quê giọng nói nhẹ hơn nhưng vẫn không mất bản sắc của quê. Cái gì khó hoà nhập thì sửa, còn cái gì không có ảnh hưởng thì mắc mớ gì cứ phải rập khuôn.
Nhớ 1 người quen ở miền bắc, một năm kia cô ta ăn tết ở Sài gòn. Khi ra chợ hoa Sài gòn, thấy mọi người chen nhau vào giành giật heo đất, cô ta cũng giành giật và về khoe, rất phấn khởi. Ta hỏi bộ có lễ hội giật heo đất hả? cô ta nói không phải, mọi người chen lấn vô cướp nên cô ta cũng chen lấn vô để cướp. Họ coi đó là trò đùa chớ không phải là phép ứng xử trong cuộc sống. Cái đó là do giáo dục, dĩ nhiên rồi. Bây giờ người ta chỉ chăm chăm lo giáo dục bọn trẻ thành thiên tài chớ đâu có quan tâm tới chuyện dạy dỗ bọn trẻ thành nhân. Đẻ ra là thành người rồi đâu cần phải dạy dỗ làm chi.

6 nhận xét:

  1. bức xúc xong rồi ngủ sớm cho khỏe nha cô, chứ bực hoài riết rồi không ăn ngon được. Thiệt tình con mong 30-40 năm sau sẽ không còn ai bịnh này như cô với con bây giờ.
    Tien

    Trả lờiXóa
  2. Đồng ý, bực quá ăn không ngon, ngủ không yên lại dễ sinh bịnh hén. Nếu được nhiều người như con thì cô tin chắc rằng mấy chục năm sau không còn ai bịnh như vầy nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Mừng ghê đó. Lần đầu tiên thấy người này khen Uyeen đó nhe, đừng có là lần duy nhất nhe. Haha, hay là bữa nay trúng số nên nhìn đâu cũng thấy vui. Vậy thỉnh thoảng trúng số nhe, cho Uyeen vui ké với

    Trả lờiXóa
  4. Chời ... khen cũng móc, chê cũng méo là sao .

    Trả lờiXóa
  5. Móc méo ở đâu, đâu có thấy. Bộ phải nói làm sao, chỉ Uyeen với.

    Trả lờiXóa